Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Bánh tẻ Phú Nhi thơm ngon


Bánh tẻ Phú Nhi đặc sản Sơn Tây - Hà Nội. 

Nói đến Bánh tẻ Phú Nhi hẳn người Hà Nội ai cũng đã biết, tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian để đến Sơn Tây thưởng thức món bánh ngon mà lạ này, chính vì thế thời gian qua mình có chuyển bánh đến các văn phòng như: Tập đoàn FPT, công ty CMC, công ty CP QC trực tuyến 24h, hay 1 số các văn phòng khác trên Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng...đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình.

Hiện nay mình giao bánh cho toàn Hà Nội, vừa qua tham gia hội chợ ẩm thực lamchame tại bánh nhà mình bán rất nhanh hết 300 chiếc. Do mình đi làm lại bận con nhỏ nên không có thời gian tham gia nhiều các hội chợ nên các mẹ nào có nhu cầu lấy bánh phục vụ cho các hội chợ hoặc công việc gia đình thì alo mình nha. Số lượng lớn thì sẽ có giá phù hợp để các mẹ còn có lãi ạ. Rất mong các mẹ quan tâm và hợp tác ạ. 

Giá bán lẻ 7k/1 chiếc.
Bánh tẻ Phú Nhi thơm ngon cho bữa cơm gia đình

























1. Ăn ngay:

➡Ăn bánh nóng: các bạn có thể hấp lại bánh, bánh sẽ mềm hơn.

➡Ăn bánh nguội: có thể ăn ngay

➡Ăn bánh với nước mắm nguyên chất, cho thêm hạt tiêu, ớt, tuỳ khẩu vị mỗi người. Cũng có người thích chấm với tương ớt, hoặc ăn không cũng rất ngon vì bánh đã được nêm gia vị đầy đủ!

2.Bảo quản:
➡Nếu trời lạnh thì có thể để ở ngoài được khoảng 3 ngày. Nếu trời nóng, hết ngày cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh, lúc nào ăn đem hấp lại nhưng ăn luôn là ngon nhất . Nhà mình từng để được 4-5 ngày ý ạ!
Bánh giao đảm bảo uy tín, mới làm trong ngày 100%, nếu không đúng xin hoàn lại tiền. Quý khách có thể kiểm tra ngay khi nhận bánh.

Nhận xét của 1 số khách hàng đã mua bánh bên mình:



Quy trình làm bánh tẻ:

Nguyên liệu làm bánh là những nguyên liệu gần gũi với cuộc sống người nông dân như
gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành… và lá dong, lá chuối để gói bánh.
Để bánh trắng, thơm ngon người làng chọn thứ gạo ngon chứ không phải gạo thường. 
Trước hết, gạo đem ngâm nước cho nở, xay thành bột rồi đem ngâm nước khoảng 3-4
ngày vào mùa Hè, 4-5 ngày vào mùa Đông. Trong thời gian ngâm phải thay nước hàng
ngày, gạn bỏ nước cũ thay bằng nước mới, mỗi khi thay nước phải khuấy đều bột để bột 
không bị chua và nhão.
Khi đã đủ thời gian ngâm, múc bột ra, cho một ít muối vào, gạn sạch nước cũ để khử chua 
bột. Sau đó thứ bột này phải đun lên cho đặc lại, có độ dính như keo, vừa đun và quấy
đều, đảo bằng cả hai tay cho bột mềm, mịn, tránh vón cục và đặc biệt là bột không được
chín hoặc khê, công đoạn này người ta gọi là “ráo bột.” Khâu ráo bột cực kỳ quan trọng
trong quá trình làm bánh, bánh có ngon hay không là nhờ vào chất lượng bột được ráo.
Phú Nhi có bí quyết riêng trong khâu ráo bột nên bánh tẻ ở đây có hương vị độc đáo.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân bánh. Nhân bánh tẻ làm đơn giản nhưng không thể làm qua loa, vì nhân là linh hồn của bánh. Thịt ba chỉ ngon băm nhỏ, hành khô bóc vỏ băm
nhỏ, mộc nhĩ ngâm cho nở, thái chỉ. Tất cả trộn đều ướp gia vị vừa đủ, thêm chút hạt
tiêu cho thơm. Sau khi hỗn hợp đã ngấm gia vị cho lên bếp xào chín.
Khi công đoạn làm nhân bánh và ráo bột đã xong, tiến hành gói bánh. 
Người Phú Nhi thường dùng lá dong và lá chuối để gói. Lấy một lượng vừa phải thứ bột
cô đặc đó đặt lên một hoặc hai tờ lá dong công đoạn này gọi là “ra bột.” Lấy hỗn hợp 
thịt đặt lên lớp bột và ấn sâu xuống để bột phủ lên thịt, thường là theo hình thuôn dài,
cuốn lá dong ngoài bánh, lớp lá ngoài cùng là lớp lá chuối. Bánh được buộc lại bằng lạt 
hoặc dây chuối khô, sau đó đem hấp khoảng 30 phút là chín.
Bánh ăn ngon nhất là khi vừa mới vớt ra. Bóc vỏ lá xanh, chiếc bánh trắng ngần hiển hiện,
mùi thơm nhân thịt tỏa ra như chào mời thực khách. Bánh ăn nóng chấm với nước mắn
ngon, thêm chút tiêu thì càng ngon hơn.
Bánh tẻ là thứ quà quê chân chất mộc mạc, thứ bánh mà ai cũng có thể thưởng thức. 
Khi ăn, dùng con dao nhỏ cắt bánh thành từng miếng, xếp lên đĩa.
Ăn một miếng để cảm nhận kết tinh của trời đất, độ giòn của vỏ bánh, vị đậm, 
béo của nhân, thơm mùi tiêu, hành. Bánh có thể thay bữa sáng, ăn chơi, ăn
nhiều mà không bị ngán


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét